Thành phần tình thái là gì? Ví dụ & bài tập chi tiết

Thành phần tình thái là gì? Phân loại, tác dụng những thành phần tình thái trong đoạn văn, đoạn thơ sẽ được giuphoctot.com hướng dẫn chi tiết qua bài viết này.

Khái niệm thành phần tình thái là gì?

a – Khái niệm 

Thành phần tình thái là loại thành phần biệt lập mà nó không tham gia diễn đạt sự việc trong câu, không tham gia vào cấu trúc câu và nếu có hoặc không có thành phần tình thái thì cấu trúc và ý nghĩa câu sẽ không bị thay đổi và nó thường đứng ở đầu câu.

b – Tác dụng của thành phần tình thái

Thành phần tình thái được sử dụng để thể hiện cách nhìn, cách đánh giá, nhận xét, bình luận của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Đây thường là cách nhìn nhận từ một phía người nói, có thể là sự cảm nhận, một phản xạ hay một cảm xúc nhất thời và không ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của người nghe.

c – Ví dụ thành phần tình thái 

Ví dụ 1: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

Thành phần tình thái trong câu trên là “có lẽ” đây là sự phỏng đoán của nhân vật bác Ba khi chứng kiến sự việc. Có lẽ có nghĩa là có thể có, có thể không. Và nếu chúng ta bỏ cụm từ “có lẽ” thì nghĩa câu sẽ không thay đổi.

Ví dụ 2: Sương chùng chình qua ngõ. Hình như thu đã về

Thành phần tình thái là cụm từ “hình như” là một cảm nhận mơ hồ của nhà thơ về khoảnh khắc giao mùa. 

Ví dụ 3: Chắc là trời sẽ mưa to. Cụm từ “chắc là” là thành phần tình thái trong câu.

Ví dụ 4: Có vẻ như một ngôi sao băng vừa lướt qua màn đêm. Cụm từ “có vẽ như” là phần tình thái trong câu.

Phân loại các kiểu thành phần tình thái trong câu

Trong tiếng Việt thì thành phần tình thái được chia thành các loại gồm:

1 – Thành phần tình thái chỉ mức độ tin cậy

Là những phỏng đoán, đánh giá của người nói đối với sự việc có độ tin cậy cao hoặc thấp.

  • Các từ chỉ độ tin cậy cao: chắc chắn, chắc là, chắc hẳn, chắc vậy
  • Các từ chỉ độ tin cậy thấp: hình như, có lẽ, có vẻ như, dường như, hầu như

Nếu các em thấy trong câu văn, câu thơ mà có những từ chỉ độ tin cậy cao, thấp này đứng ở đầu câu và không tham gia vào thành phần câu thì đó chắc chắn là thành phần tình thái trong câu. Và đây cũng là những dấu hiệu nhận biết đâu là thành phần tình thái trong câu.

Ví dụ thành phần tình thái chỉ độ tin cậy

Ví dụ 1: Có lẽ bạn Phương không làm được bài tập này. = > Chỉ độ tin cậy thấp, đây chỉ là dự đoán về việc bạn Phương có làm được bài tập này không.

Ví dụ 2: Chắc chắn tôi sẽ đi xem phim tối nay. = > Chỉ độ tin cậy cao. 

2 – Thành phần tình thái chỉ nguồn gốc ý kiến của người nói

Là những từ, cụm từ dùng để nêu lên nguồn gốc ý kiến của người nói về sự việc trong câu.

Các dấu hiệu nhận biết thành phần tình thái này gồm các từ: ý ông ấy, ý anh ấy, ý chị ấy, tôi cho rằng, theo tôi là, theo ý tôi, người ta nói….

Ví dụ thành phần tình thái chỉ ý kiến của người nói

Ví dụ 1: Tôi cho rằng chúng ta nên đi bên phải. 

Ví dụ 2: Theo ý tôi bạn Phương nên xin lỗi bạn Hồng vì làm hỏng bình hoa này. 

3 – Thành phần tình thái chỉ thái độ, mối quan hệ

Đây là những từ thường dùng để chỉ mối quan hệ, chỉ thái độ của người nói và người nghe với nhau. 

Các từ chỉ thái độ như: ạ, ừ, nhỉ, hử, hả, à

Ví dụ thành phần tình thái chỉ thái độ, mối quan hệ 

Ví dụ 1: Chậu hoa cúc này nhiều bông quá nhỉ

Ví dụ 2: Con đi học về rồi !

Kết luận: Đây là toàn bộ kiến thức về thành phần tình thái là gi? phân loại và những dấu hiệu nhận biết đâu là thành phần tình thái trong câu đơn giản, chính xác nhất.

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Insert math as
Block
Inline
Additional settings
Formula color
Text color
#333333
Type math using LaTeX
Preview
\({}\)
Nothing to preview
Insert